Đầu tiên, Công nghệ lưu trữ đám mây sẽ làm thay đổi căn bản quy trình tài chính kế toán. Việc số hóa các chứng từ kế toán đã tương đối quen thuộc, đó là hóa đơn điện tử, tờ khai thuế điện tử, tờ khai bảo hiểm điện tử, hợp đồng điện tử, sao kê điện tử… Những dữ liệu này được lưu trữ đám mây và là đầu vào của các hệ thống phần mềm kế toán và quản trị trực tuyến. Theo tổng cục thuế, đến năm 2020, việc liên kết các phần mềm và chia sẻ dữ liệu giữa các bên quản lý sẽ giảm đến 90% khối lượng nhập liệu của kế toán viên và 65% thủ tục kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước. Khi đó, bộ máy tài chính kế toán trong doanh nghiệp sẽ được cắt giảm và tối ưu hóa, có thể thu gọn trong một chiếc máy chủ.
Thứ hai, Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI sẽ được ứng dụng trong các quy trình kiểm soát nội bộ và kiểm toán độc lập, quy trình phân tích tài chính - vốn là những công việc có tính xét đoán kinh nghiệm, máy móc khó có thể thay thế các chuyên gia. Sẽ không cần những nhóm kiểm toán đông đảo, định kỳ làm việc dài ngày tại trụ sở doanh nghiệp, kiểm tra hàng ngàn chứng từ, hồ sơ trước khi nêu các xét đoán chủ quan. Theo Deloitte - hãng kiểm toán lớn nhất thế giới, đến năm 2020, một phần mềm trí tuệ nhân tạo có khả năng tự học hỏi, tự nâng cao xét đoán nghề nghiệp mang tên ARGUS sẽ thay thế một nửa số chuyên gia kiểm toán, cung cấp dịch vụ thường xuyên (thay vì định kỳ) thông qua môi trường công nghệ.
Thứ ba, Công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) sẽ được ứng dụng trong nhiều nghiệp vụ tài chính. Một ví dụ, trong quy trình định giá lại tài sản cố định từ giá gốc trên sổ sách (Accrual Based) sang giá trị thị trường (Fair Value), đang trở nên chính xác và nhanh chóng nhờ các ứng dụng như DinhZaDi hay BIGGEE. Các ứng dụng này đưa ra kết quả với mức sai số không quá 15% nhờ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý đến từng tài sản như bất động sản, máy móc thiết bị, nhà xưởng, dự án…
Thứ tư, Công nghệ cho vay ngang hàng sẽ thay đổi cơ bản các thói quen trong quy trình huy động và quản lý vốn của doanh nghiệp. Các rào cản kỹ thuật về kiểm soát rủi ro tín dụng doanh nghiệp và quy trình xử lý hồ sơ phức tạp (thu thập, thẩm định tín dụng, đánh giá hiệu quả dự án…), khiến những nền tảng công nghệ như loanvi, tima, bank-go, fingo… chỉ hướng đến phân khúc tín dụng cá nhân thay vì tín dụng doanh nghiệp. Trong khi đó, nền tảng công nghệ www.calibank.vn được phát triển bởi một Hãng kiểm toán (thay vì một công ty phần mềm), sẽ là giải pháp tiềm năng cho quy trình tài trợ vốn. Thông thường, đơn vị vay vốn phải tác nghiệp lặp đi lặp lại nhiều lần với nhiều ngân hàng, soạn thảo và cung cấp nhiều bộ hồ sơ tín dụng, nhiều phương án vay để đáp ứng yêu cầu của từng ngân hàng, và đôi khi quyền lựa chọn chi nhánh vay bị giới hạn trong khu vực địa lý. Song, với www.calibank.vn, quy trình này được đảo ngược: đơn vị vay vốn chỉ lập bộ hồ sơ tín dụng một lần duy nhất trên nền tàng trực tuyến, làm cơ sở dữ liệu cho hệ thống phần mềm kiểm toán, thẩm định tài sản, thẩm định tín dụng đưa ra kết quả chấm điểm. Dữ liệu sau khi đã xử lý sẽ tự động gửi đến tất cả các ngân hàng, nhà đầu tư trong mạng lưới ngang hàng để nhận phản hồi chấp thuận từ các tổ chức này. Doanh nghiệp chính là bên cuối cùng ra quyết định sẽ nhận tài trợ từ ai và theo phương thức nào để tối ưu giá trị gia tăng.
Cuối cùng, công nghệ thanh toán đa kênh sẽ không chỉ thay đổi quy trình quản lý dòng tiền của các tổ chức kinh doanh (Business) mà cả các cá nhân kinh doanh, các khách hàng (Customer). Những cổng thanh toán trực tuyến như Payoo, Onepay… với định hướng tới phân khúc khách hàng doanh nghiệp đang là lựa chọn tối ưu cho những giao dịch thanh toán quốc tế. Trong khi đó, các ứng dụng thanh toán qua QRCode như Samsung Pay, Zalo Pay… đang trở thành xu hướng tại các chuỗi bán lẻ, nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm soát trong quy trình thu chi tiền mặt. Ở một góc nhìn bất định hơn, khi hành lang pháp lý trở nên đầy đủ, những công nghệ thanh toán khác dựa trên nền tảng block-chain (tiền kỹ thuật số) có thể sẽ được ứng dụng trong mọi giao dịch B2B hoặc B2C nhằm tối ưu tốc độ, bảo mật và chi phí …
Trước những thách thức và cơ hội của Cách mạng 4.0, doanh nghiệp Việt Nam liệu có vượt qua sự bảo thủ cố hữu trong tư duy quản lý và sẵn sàng dành ngân sách cho đổi mới sáng tạo hay không, khi thời hạn chuyển mình chỉ còn chưa đầy 3 năm???
Ngày Wednesday, September 26, 2018 - Tác giả:
05 Công Nghệ Thay Đổi Quy Trình Tài Chính Doanh Nghiệp
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Về CaliBank
Đối Tác CaliBank
Tin Tức CaliBank